Trả tiền bảo hiểm theo nguyên tắc bồi thường trong bảo hiểm con người phi nhân thọ được hiểu như thế nào?

Câu hỏi: Trả tiền bảo hiểm theo nguyên tắc bồi thường trong bảo hiểm con người phi nhân thọ được hiểu như thế nào?

Trả lời:

Nếu trả tiền bảo hiểm theo nguyên tắc bồi thường, người bảo hiểm dựa vào các chi phí như cấp cứu, điều trị, bồi dưỡng,… thực tế, hợp lý (đối với trường hợp tai nạn); hoặc chi phí cấp cứu, điều trị nh xét nghiệm, X-quang, thuốc điều trị, truyền máu, ô xy, huyết thanh, tiền phòng, tiền ăn, quần áo bệnh viện,… và trợ cấp giảm thu nhập (đối với trường hợp nằm viện ); hoặc các chi phí hội chẩn, gây mê, hồi sức, phí phòng mổ,… và các chi phí mổ lại (nếu có) trong vòng một số ngày nhất định (chẳng hạn 90 ngày),…

Xem thêm: Bảo hiểm sức khỏeBảo hiểm tai nạnBảo hiểm du lịch

Câu hỏi: Điểm khác biệt cơ bản giữa trả tiền bảo hiểm theo nguyên tắc bồi thường và nguyên tắc khoán là gì?

Trả lời:

Mục đích bồi thường của bảo hiểm là nhằm bù đắp thiệt hại của người được bảo hiểm, đưa họ trở về khả năng tài chính ban đầu như trước khi gặp rủi ro. Số tiền bồi thường bảo hiểm cao hay thấp phụ thuộc vào giá trị thiệt hại thực tế của người được bảo hiểm và quy tắc bồi thường bảo hiểm, đồng thời không vượt quá các chi phí thực tế mà người được bảo hiểm phải gánh chịu. Trả tiền theo nguyên tắc khoán, số tiền trả đã được định mức trước trong HĐBH, không phụ thuộc vào chi phí thực tế mà phụ thuộc vào số tiền bảo hiểm đã ký kết cùng với những quy định đã thỏa thuận trong HĐBH. Khoản tiền bảo hiểm trả theo nguyên tắc khoán có thể thấp hơn, hoặc cao hơn, hoặc cũng có thể ngang bằng thiệt hại của người được bảo hiểm và để nhận được số tiền khoán trước này, người tham gia bảo hiểm phải trả một khoản phí bảo hiểm tương ứng.

Ví dụ: Ông X được bảo hiểm bởi HĐBH tai nạn con người với số tiền bảo hiểm 20 triệu đồng. Trong thời hạn hiệu lực của hợp đồng, ông X bị tai nạn xe máy dẫn đến gẫy tay, phải vào viện điều trị hết 2 triệu đồng (bao gồm tiền thuốc, tiền viện phí và các chi phí có liên quan). Theo Bảng tỷ lệ trả tiền bảo hiểm thương tật, đối với vết thương của ông X, tỷ lệ trả tiền bảo hiểm là 12% số tiền bảo hiểm.

  • Nếu áp dụng nguyên tắc bồi thường, trong trường hợp này DNBH sẽ trả ông X các chi phí để điều trị vết thương do tai nạn là 2 triệu đồng.
  • Nếu áp dụng nguyên tắc khoán, DNBH không căn cứ vào thiệt hại 2 triệu đồng để giải quyết trả tiền bảo hiểm mà sẽ trả theo mức đã khoán khi ký kết hợp đồng. Mức khoán ở đây là 12% số tiền bảo hiểm và nh vậy số tiền người bảo hiểm trả cho ông X là: 12% x 20 trđ = 2,4 triệu đồng.

Câu hỏi: Trên thực tế DNBH có thể áp dụng phối hợp nguyên tắc bồi thường và nguyên tắc khoán không?

Trả lời: 

DNBH có thể áp dụng phối hợp giữa nguyên tắc bồi thường và nguyên tắc khoán khi xét trả tiền bảo hiểm. Việc phối hợp này thường được áp dụng khi số tiền bảo hiểm mà người tham gia bảo hiểm lựa chọn là tương đối cao (hiện nay thường từ hoặc trên 20 triệu đồng trở lên) hoặc áp dụng trong trường hợp người được bảo hiểm bị thương tật tạm thời (thương tật không để lại di chứng),… Khi áp dụng phối hợp hai nguyên tắc, số tiền mà DNBH trả trước hết được xác định theo nguyên tắc bồi thường, tức là dựa vào các chi phí thực tế. Mặc dù vậy, trong mọi trường hợp, số tiền trả theo nguyên tắc bồi thường tối đa không được vượt quá mức trả theo nguyên tắc khoán.

Trở lại ví dụ trên, nếu áp dụng phối hợp hai nguyên tắc, DNBH sẽ trả ông X các chi phí phát sinh thực tế là 2 triệu đồng chứ không phải là 2,4 triệu đồng. Nhưng nếu các chi phí thực tế là 3 triệu đồng, người bảo hiểm chỉ trả ông X tối đa không vượt quá 2,4 triệu đồng.

Nếu bạn muốn đặt câu hỏi hoặc bổ sung cho bài viết hoàn thiện hơn, xin vui lòng gửi thư về địa chỉ email kinhdoanh@ibaohiem.vn. IBAOHIEM rất mong nhận được sự chia sẻ và đóng góp của bạn để ngày càng được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Xem thêm: Bảo hiểm sức khỏeBảo hiểm tai nạnBảo hiểm du lịch