Bảo hiểm PVI là một trong những đơn vị Bảo hiểm hàng đầu tại Việt Nam. Bảo hiểm PVI khẳng định tầm vóc của một Định chế Tài chính – Bảo hiểm hàng đầu Việt Nam. Hiện nay PVI cho ra mắt nhiều sản phẩm bảo hiểm phù hợp với nhu cầu của mọi cá nhân, gia đình và tổ chức. Cuộc sống của người dân ngày càng được nâng cao chính vì thế nhu cầu sử dụng xe ô tô ngày càng cao, hiểu được điều đó Bảo hiểm PVI cho ra đời sản phẩm bảo hiểm xe ô tô. Để hiểu hơn về sản phẩm này IBAOHIEM sẽ chia sẻ một số thông tin trong quy tắc sản phẩm này. Tại phần này cùng tìm hiểu phần “Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe đối với hàng hóa vận chuyển trên xe ô tô” theo quy tắc bảo hiểm tự nguyện xe ô tô PVI (Ban hành theo Quyết định số 938/QĐ-PVIBH ngày 03 tháng 12 năm 2021 của Tổng giám đốc Tổng công ty Bảo hiểm PVI trên cơ sở chấp thuận của Bộ Tài chính theo công văn số 14569/BTC-QLBH ngày 22/11/2018)
Xem chi tiết quy tắc bảo hiểm tự nguyện xe ô tô PVI tại đây: Quy tắc bảo hiểm xe cơ giới PVI Hiệu lực từ ngày 09/12/2021
Tìm hiểu sản phẩm bảo hiểm xe ô tô PVI tại đây: Bảo hiểm xe ô tô PVI
BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ VẬN CHUYỂN TRÊN XE Ô TÔ
Điều 18: Phạm vi bảo hiểm
Trách nhiệm của Chủ xe phải bồi thường cho chủ hàng về những tổn thất hàng hóa vận chuyển trên xe theo quy định của Bộ luật Dân sự trong trường hợp xe bị đâm, va, lật, đổ, rơi, chìm, cháy, nổ; bị các vật thể khác rơi, va chạm vào, mất cắp/ mất cướp toàn bộ xe; những tai họa bất khả kháng do thiên nhiên như bão, lũ lụt, sụt lở, sét đánh, động đất, mưa đá, sóng thần.
Ngoài ra, Bảo hiểm PVI còn thanh toán cho Chủ xe các chi phí cần thiết và hợp lý nhằm:
- Ngăn ngừa, giảm nhẹ tổn thất cho hàng hoá;
- Bảo quản, xếp dỡ, lưu kho, lưu bãi hàng hoá trong quá trình vận chuyển do hậu quả của tai nạn;
- Giám định tổn thất thuộc trách nhiệm của Bảo hiểm PVI.
Bảo hiểm PVI mở rộng phạm vi bồi thường trong trường hợp hàng hoá của chính Chủ xe bị tổn thất.
Điều 19: Loại trừ bảo hiểm
Bảo hiểm PVI sẽ không bồi thường cho trách nhiệm của Chủ xe đối với những tổn thất hay thiệt hại vật chất của hàng hóa chuyên chở trên xe trong các trường hợp:
- Thuộc các điểm loại trừ chung quy định tại Điều 11 – Chương I Quy tắc này.
- Lái xe/ Chủ xe/ Đại diện hợp pháp của Chủ xe không trông coi, bảo quản hàng hoá.
- Mất cắp, bị cướp nhưng loại trừ trường hợp tổn thất hay thiệt hại đối với hàng hoá do xe bị mất cắp hay bị cướp toàn bộ xe.
- Tổn thất hàng hoá do xe bị bắt giữ hay trưng dụng của cơ quan chức năng có thẩm quyền.
- Tổn thất hàng hoá phát sinh không do nguyên nhân quy định tại Điều 18 xảy ra đối với xe.
- Tại thời điểm xảy ra tổn thất, xe chở quá trọng tải được quy định ghi trên Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
- Hàng hoá hư hỏng tự nhiên, hư hỏng do không đủ phẩm chất, do bao bì đóng gói không đúng quy cách, hàng hóa được chất xếp không đúng yêu cầu kỹ thuật.
- Giao hàng chậm trễ, giao không đúng người nhận, giao thiếu hoặc sai loại, sai quy cách, sai ký mã hiệu.
- Hàng hóa bị tổn thất do bị xô, lệch, va, đập trong quá trình vận chuyển mà không phải do xe bị đâm, va, lật, đổ, rơi, chìm.
- Hàng hóa bị cháy không phải do lỗi của bên vận tải; Súc vật sống bị chết do thời tiết hoặc dịch bệnh.
- Tổn thất hay thiệt hại đối với tài sản đặc biệt bao gồm: vàng, bạc, đá quý, tiền, các loại giấy tờ có giá trị như tiền, đồ cổ, tranh ảnh quý hiếm, thi hài, hài cốt (trừ khi có thoả thuận khác).
Điều 20: Mức khấu trừ (tổn thất hàng hóa)
Áp dụng Mức khấu trừ 5% số tiền bồi thường hoặc 3.000.000 đồng cho mỗi vụ tổn thất, tùy thuộc số nào lớn hơn.
Điều 21: Giá trị hàng hóa
Giá trị hàng hóa được tính tại thời điểm, địa điểm trước khi đưa hàng lên xe và không vượt quá giá trị thực tế trên thị trường ở nơi đưa hàng lên xe tại thời điểm đó.