Tìm hiểu “Những điểm loại trừ chung” bảo hiểm xe ô tô PVI

Bảo hiểm PVI là một trong những đơn vị Bảo hiểm hàng đầu tại Việt Nam. Bảo hiểm PVI khẳng định tầm vóc của một Định chế Tài chính – Bảo hiểm hàng đầu Việt Nam. Hiện nay PVI cho ra mắt nhiều sản phẩm bảo hiểm phù hợp với nhu cầu của mọi cá nhân, gia đình và tổ chức. Cuộc sống của người dân ngày càng được nâng cao chính vì thế nhu cầu sử dụng xe ô tô ngày càng cao, hiểu được điều đó Bảo hiểm PVI cho ra đời sản phẩm bảo hiểm xe ô tô. Để hiểu hơn về sản phẩm này IBAOHIEM sẽ chia sẻ một số thông tin trong quy tắc sản phẩm này. Tại phần này cùng tìm hiểu phần “Những điểm loại trừ chung” theo quy tắc bảo hiểm tự nguyện xe ô tô PVI (Ban hành theo Quyết định số 938/QĐ-PVIBH ngày 03 tháng 12 năm 2021 của Tổng giám đốc Tổng công ty Bảo hiểm PVI trên cơ sở chấp thuận của Bộ Tài chính theo công văn số 14569/BTC-QLBH ngày 22/11/2018)

Xem chi tiết quy tắc bảo hiểm tự nguyện xe ô tô PVI tại đây: Quy tắc bảo hiểm xe cơ giới PVI Hiệu lực từ ngày 09/12/2021

Tìm hiểu sản phẩm bảo hiểm xe ô tô PVI tại đây: Bảo hiểm xe ô tô PVI

Tìm hiểu “Những điểm loại trừ chung” bảo hiểm xe ô tô PVI

Điều 11: Những điểm loại trừ chung (áp dụng cho Chương II, Chương III):

Trừ một số trường hợp Bên mua bảo hiểm có yêu cầu tham gia mở rộng phạm vi bảo hiểm theo điều khoản bảo hiểm bổ sung và được Bảo hiểm PVI chấp thuận, phí bảo hiểm bổ sung đã được đóng đầy đủ, đúng hạn. Bảo hiểm PVI không bồi thường thiệt hại trong các trường hợp sau:

  1. Hành động cố ý gây thiệt hại của Chủ xe/ Người được bảo hiểm/ Lái xe và những người có quyền lợi liên quan đến sở hữu, khai thác, sử dụng xe.
  2. Tại thời điểm xảy ra tổn thất, xe đang hoạt động nhưng không có Giấy chứng nhận kiểm định An toàn kỹ thuật và Bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (gọi tắt là Đăng kiểm) hợp lệ hoặc Đăng kiểm không còn hiệu lực, không phù hợp theo quy định của pháp luật hiện hành (không áp dụng đối với các trường hợp mất hiệu lực đăng kiểm do: i. Thay đổi thông số lốp và/ hoặc đường kính la-răng của xe với điều kiện các thông số này phù hợp với thông số kỹ thuật theo khuyến cáo của nhà sản xuất; ii. Lắp thêm các thiết bị như bảo vệ cản trước/ cản sau, giá chở hàng trên nóc xe, tời, móc kéo xe; iii. Lắp thêm ghế trên xe với điều kiện khi xảy ra tổn thất xe không được chở quá số người quy định).
  3. Tại thời điểm xảy ra tổn thất khi xe đang hoạt động, Lái xe không có Giấy phép lái xe (GPLX) hoặc GPLX không hợp lệ, không phù hợp đối với loại xe Ô tô bắt buộc phải có GPLX tương ứng với loại xe. Trường hợp Lái xe bị tước quyền sử dụng GPLX có thời hạn hoặc không thời hạn, bị mất GPLX, bị tạm giữ GPLX mà quá lịch hẹn của cơ quan công an nhưng chưa đến để giải quyết thì được coi là không có GPLX.
  4. Xe bị tổn thất khi đang hoạt động mà Lái xe trong tình trạng có nồng độ cồn trong máu hoặc khí thở hoặc sử dụng các chất kích thích bị cấm theo quy định của pháp luật.
  5. Xe bị tổn thất khi Lái xe điều khiển xe đi vào đường có gắn biển cấm/ khu vực cấm, đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, rẽ hoặc quay đầu tại nơi bị cấm, vượt đèn đỏ hoặc không chấp hành theo hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, xe đi đêm không có thiết bị chiếu sáng theo quy định của pháp luật.
  6. Xe dừng, đỗ tại khu vực cấm dừng, cấm đỗ theo quy định của pháp luật và bị thiệt hại (do mọi nguyên nhân).
  7. Xe sử dụng để đua xe (hợp pháp hoặc trái phép), xe được dùng để kéo xe khác không tuân thủ quy định của pháp luật.
  8. Xe chở hàng trái phép theo quy định của pháp luật hoặc không thực hiện đầy đủ các quy định an toàn về vận chuyển, xếp dỡ hàng hóa (bao gồm các trường hợp xe bị tổn thất do chính hàng hóa chở trên xe bị xô lệch, va đập trong quá trình vận chuyển gây ra mà không phải do xe bị đâm, va, lật, đổ do tai nạn).
  9. Tổn thất xảy ra ngoài lãnh thổ nước CHXHCN Việt Nam.
  10. Tổn thất do chiến tranh, khủng bố.